Kỹ thuật trồng hoa lan trong các loại chậu trồng lan
1. Cách trồng hoa lan
Chuẩn bị chậu trồng lan (chậu tre trồng lan, chậu nhựa trồng lan, chậu gỗ trồng lan, chậu đất nung hoặc gáo dừa trồng lan), kích thước của chậu phải nên cân đối với khả năng phát triển của cây lan, có nhiều lỗ thoáng mát, không đọng nước…
– Chuẩn bị giá thể trồng lan ( bao gồm giá thể giớn trồng lan, xơ dừa, các loại giá thể đất nung…)
– Chuẩn bị các phụ kiện trồng lan: kẹp hoa lan, móc, vòi tưới…
– Cho giá thể trồng lan vào chậu: giá thể có kích thước lớn nên đặt dưới đáy chậu để đáy chậu được thông thoáng và tránh những giá thể nhỏ hơn có thể lọt ra bên ngoài, chiếm khoảng 1/5 thể tích chậu. Chất trồng có kích thước vừa và nhỏ nên đặt ỡ giữa và phía trên của chậu. Giá thể thường thấp hơn mặt chậu khoảng 1 – 2 cm là vừa.
– Tiếp theo cắm cọc nhỏ vào mép chậu nếu trồng lan đa thân và cọc giữa chậu nếu lan đơn thân giúp cây đứng vững hơn.
– Sau đó buộc cây lan vào cọc sao cho hướng phát triển của cây về sau quay vào giữa chậu trồng lan (trồng lan đa thân). Khi trồng không chôn gốc cây sát đáy chậu mà để lưng chừng giữa lớp chất trồng. Nên phủ lên mặt chậu 1 lớp xơ dừa hay dớn trồng lan để tăng ẩm độ cây.
– Giảm ánh sáng bằng cách che nắng khi cây mới trồng bằng cách dùng lưới che nắng ( nên dùng loại lưới che nắng có độ bền cao để có tuổi thọ lâu), khi rễ non phát triển chuyển dần sang nơi có ánh sáng phù hợp.
2. Cơ sở vật chất cần chuẩn bị ( trước khi tiến hành trồng như trên thì cơ sở vật chất chúng ta cần chủng bị cơ bản như sau).
– Chuẩn bị giàn treo lan: giàn tro lan được thiết kế đa dạng tùy thuộc vào mỗi người chơi lan nhưng đều phải đảm bảo độ thẩm mỹ, độ thông thoáng, độ bền..các vật tư thường sử dụng để làm giàn lan là cột bê tông, bằng sắt thép, hay cây tầm vông…
Chuẩn bị mái che
– Hiện nay, mái che của giàn lan thường được làm bằng lưới mà cụ thể đó là lưới đen và lưới xanh. Ưu điểm là nhẹ và dùng được lâu. Chúng ta cần lưu ý khi lợp lưới nên căng cho thẳng và chằng dây kẽm trên dưới cho chắc để khỏi bị võng xuống.
– Mái giàn lợp bằng tre, bằng lá thì sẽ rất mau mục.
– Đối với nhóm lan Phalaenopsis thì đòi hỏi phải giảm bớt lượng ánh sáng còn khoảng 20 – 30% nên cần che lưới loại dày hơn so với các nhóm lan khác.
Chuẩn bị các loại giá thể trồng cho hoa lan
Trồng hoa phong lan không nhất thiết phải sử dụng đến giá thể. Nhưng nên sử dụng thêm giá thể trồng lan để giữ ẩm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Giá thể trồng lan có thể là dớn, đá bọt, than gỗ, xơ dừa hoặc vỏ cây thông (vỏ cây thông tuy khó kiếm nhưng nếu có được loại giá thể này thì rất tốt cho việc trồng lan, do trong vỏ thông có chất resin là chất sát khuẩn nên trồng lan rất tốt), dớn trồng lan (dớn là chất liệu trồng lan rất tốt, dớn được lấy ra từ thân cây, rễ của cây dương xỉ có ưu điểm là giữ ẩm tốt nhưng nhược điểm là trồng lâu ngày phải thay chất trồng mới vì dớn mục nát, thiếu thoát khí).


Chuẩn bị chậu trồng lan
Chậu trồng lan có nhiều loại: chậu tre trồng lan (100% chất liệu tre), chậu gỗ trồng lan ( gỗ căm xe), chậu bằng nhựa, chậu gáo dừa và chậu đất nung. Tuỳ theo kích thước cây mà chúng ta chọn kích thước cho phù hợp.


Chuẩn bị kẽm: dùng để cột cây lan vào thành chậu
Chuẩn bị móc treo lan:

Chuẩn bị kẹp lan

Chuẩn bị cọc cắm lan

Khánh Duy cung cấp đầy đủ các loại chậu trồng lan, giá thể trồng lan, phân bón lan, phụ kiện trồng lan và nhiều loại vật tư nông nghiệp khác. Liên hệ 0908720012
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bí quyết làm hạt giống nảy mầm nhanh nhất
Các loại phân bón cho lan
Các loại giá thể trồng lan cần thiết cho hoa lan
Kỹ thuật trồng hoa lan trong các loại chậu trồng lan
Những lưu ý gì khi chọn chậu trồng lan ?
Các bước chuẩn bị trồng lan
Cách trồng hoa lan trong chậu
Sự kỳ diệu của hoa lan