CHUYÊN CUNG CẤP CÂY TRE VÀ CỌC TRE SỐ LƯỢNG LỚN GIÁ RẺ
LIÊN HỆ: 091 484 52 54
————————————————————————————————–
Đặc điểm và công dụng các bộ phận của tre: Qua bề mặt hình thái của cây tre chúng ta có thể rất dễ hình dung được cây tre như thế nào và nhận biết một cách dễ dàng. Mỗi một bộ phận của cây tre đều có một công dụng rất tốt cho cuộc sống của chúng ta.
Thân tre:
Thân ngầm mọc cụm: Đây là cách phát triển của một số loài điển hình như: cây tre gai, cây Lồ ô, cây Hóp sào,.. thân nó có dạng hợp trục chia làm 2 phần là cổ thân ngầm và thân.
Thân ngầm tre mọc tản: Phần thân ngầm bò lan trong đất. Vì các măng mọc ra từ thân ngầm bò lan trong đất cho nên các thân khí sinh tre, trúc không cụm lại mà phân bố thưa trên đám rừng.
Thân khí sinh: bao gồm phần gốc thân và thân cây. Phần thân tre trên mặt đất có thể cao từ 1 đến 20 m, đường kính từ 1 đến 25 cm, thường hình tròn nhưng cũng có nhiều hình dạng đặc biệt.
Thân tre có rất nhiều công dụng từ việc dùng làm vũ khí đến vật liệu trong xây dựng. Tre Được đánh giá là thép xanh trong thời đại mới. Có thể thay thế rất nhiều nguyên vật liệu khác.
Lá tre: Đây là cơ quan quang hợp của cây tre. Phân biệt lá tre dựa vào những đặc điểm như sau: Phần lá tre không có lông tơ. Lá của cây tre được cấu tạo có 2 phần: Bẹ lá, phiến lá. Phần bẹ lá thường dài, có hình lòng máng, gắn chặt vào cành từ phần nối giữa bẹ lá và phiến lá là cuống lá, cuống lá thường ngắn chỉ vài mm, ngoài ra còn có tai lá, lưỡi lá. Phần phiến lá có 3 – 5 đôi gân lá song song. Lá tre tuy không có tác dụng gì nhiều nhưng đã giúp con người tạo thành một hàng rào tự nhiên chống thú rừng xâm hại làng từ xưa. Che bóng mát cho bao nhiêu làng quê,…vv
Rễ tre: Rễ tre là loại rễ chùm và mọc ra từ thân ngầm của tre giúp tre hút chất dinh dưỡng nuôi thân. Số lượng rễ ở phần thân khí sinh sẽ biến đổi theo điều kiện đất và kích thước, tuổi của thân khí sinh, ở đây tập trung rất nhiều rễ cây.
Khi thân khí sinh đã già > 6 tuổi thì số lượng rễ và lông hút của nó cũng giảm đi.
Có chiều dài khoảng 70cm khi mọc ở phần đốt thân ngầm.
Rễ được sinh trưởng từ phần gốc của một cây măng
Rễ tre rất vững chắc giúp tre có thể đứng vững trong giông bão.
Trữ lượng của tre tại nước ta: Theo số liệu kiểm kê tài nguyên rừng của Việt Nam năm 1999 do Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương cung cấp. Cây tre hiện đang có là 1.489.068 ha, chiếm lấy 4,53% diện tích rừng toàn quốc. Tính ra tổng trữ lượng là 8.400.767.000 cây. Trong đó: Rừng tre mọc tự nhiên là 1.415.552 ha, chiếm lấy 14,99% tổng diện tích rừng tự nhiên. Còn lại 8.304.693.000 cây trong đó gồm rừng thuần loại tre có 789.221 ha, chiếm lấy 8,36% diện tích rừng tự nhiên. Trữ lượng 5.863.091.000 cây bao gồm rừng hỗn giao gỗ tre có 626.331 ha, chiếm 6,63% diện tích rừng tự nhiên, với trữ lượng là 2. 441.602.000 cây.
Rừng tre do người dân canh tác có 73.516 ha, bằng 4,99% diện tích rừng trồng, với trữ lượng là 96.074.000 cây. Diện tích rừng cây được trồng bằng 5,06% tổng diện tích rừng tre. Nhưng trữ lượng tre trồng chỉ bằng 1,16% trữ lượng tre mọc tự nhiên.
Kết luận:
Cây tre tuy có khả năng phát triển tốt và tái sinh nhanh. Nhưng vẫn cần có một cách khai thác hợp lý để có thể duy trì được số lượng nguồn cung. Tre giúp ích khá nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Qua bài viết này mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cây tre Việt Nam.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây tre”